Khi đi đại tiện ra máu cần xử lý như thế nào hiệu quả ?

Đánh giá: 10,0/ 10 ( 1 lượt)
Ngày đăng: 24-03-2018 - Lượt xem: 1437

  Đại tiện ra máu là hiện tượng hậu môn chảy máu sau phân hoặc phân có lẫn máu. Chính vì vậy, đối với những ai đang mắc phải tình trạng này, thì đều cảm thấy hoang mang và lo sợ không biết phải xử lý ra sao và nguyên nhân từ đâu xuất hiện ?

  Vì thế, để có thể giúp người bệnh hiểu và nắm rõ hơn về tình trạng này. Mong quý đọc giả hãy vui lòng tham khảo thông qua bài viết bên dưới.

Đại tiện ra máu là do đâu và cách xử lý như thế nào ?

  Theo như những thông tin chia sẻ từ các bác sĩ chuyên khoa tại Phòng Khám Đa Khoa TPHCM Rạch Giá - Kiên Giang, cho biết rằng: Đối với những ai phát hiện mình đang có tình trạng đại tiện ra máu, thì rất khó có thể xác định được căn bệnh nào đang tác động đến bản thân.

  Tuy nhiên, đây là triệu chứng không thể xem nhẹ, bởi theo kết quả thống kê thì có đến 80% những bệnh nhân có triệu chứng đi cầu ra máu thì đều có liên quan đến những bệnh từ vùng hậu môn – trực tràng như sau:

   Bệnh trĩ:

Đại tiện ra máu là hiện tượng điển hình của người mắc bệnh trĩ

Đại tiện ra máu là hiện tượng điển hình của người mắc bệnh trĩ

  Đại tiện ra máu là biểu hiện phổ biến và đặc trưng nhất khi mắc phải bệnh trĩ. Những lúc ban đầu, máu sẽ lẫn vào phân hoặc chảy rất kín đáo, sau một thời gian thì có tình trạng chảy thành giọt hoặc thành tia (giống như cắt tiết gà).

  Nếu bệnh nhân không nhanh chóng thăm khám và điều trị kịp thời, thì cứ mỗi lần đại tiện, ngồi xỗm hay đi lại nhiều cũng đều bị chảy máu. Ngoài ra, bệnh càng để lâu, thì các búi trĩ sẽ ngày một to hơn và sa ra ngoài.

  Biểu hiện của nó là sẽ gây đau nhức, nhiễm trùng, sưng tấy và không thể nào tự thu vào được nữa. Khi bệnh chuyển sang cấp độ nặng hơn, thì có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm và thậm chí là đe dọa đến tính mạng.

   Nứt kẽ hậu môn:

  Đây là tình trạng thường do táo bón gây nên, bệnh nhân phải cố rặn mạnh để tống khối phân khô cứng ra bên ngoài. Chính vì điều đó, đã làm cho ống hậu môn bị sưng tấy, phù nề, đỏ mọng và đôi khi là nứt ống hậu môn.

  Máu sẽ chảy nhỏ giọt và có màu đỏ tươi, hoặc chỉ xuất hiện trên giấy vệ sinh. Khiến những ai bị mắc phải đều cảm thấy đau dữ dội vùng hậu môn và đau lưng. Kể cả khi không đi đại tiện.

   Polyp đại – trực tràng:

  Bệnh nhân đi ngoài ra máu tươi với số lượng nhiều, máu chảy thành giọt và đôi khi thì thành tia, tình trạng này kéo dài có thể khiến bản thân bị thiếu máu trầm trọng.

  Nếu polyp có cuống dài và nằm gần hậu môn, thì có thể sa ra ngoài. Bệnh có thể được chẩn đoán qua việc soi trực tràn hoặc đại tràn.

   Ung thư trực tràng:

  Thường gặp ở những người cao tuổi, nhưng không vì thế mà những người trẻ tuổi là không mắc phải trường hợp này. Biểu hiện của tình trạng này là việc đi đại tiện xuất hiện máu đen hoặc máu đỏ tươi trộn lẫn vào phân.

Ung thư trực tràng cũng có thể là nguyên nhân khiến đi cầu ra máu

Ung thư trực tràng cũng có thể là nguyên nhân khiến đi cầu ra máu

  Khi soi trực tràn phát hiện các khối u, nếu chuyển qua thời kỳ cuối thì sẽ thấy hậu môn trực tràng sa xuống, toàn thân gầy đi, số lần đi ngoài tăng cao, xuất hiện táo bón kéo dài.

 Những tác hại từ tình trạng đại tiện ra máu 

  Với những căn nguyên gây bệnh như vừa nêu trên, khi bệnh nhân không được chữa trị nhanh chóng, và ủ bệnh trong thời gian dài sẽ gây ra các tác hại nguy hiểm như sau đối với bản thân:

   Gây thiếu máu:

  Nếu tình trạng đi ngoài ra máu kéo dài, thì sẽ dẫn đến trường hợp mất máu nghiêm trọng. Gây ngất xĩu, tuột huyết áp, khí sắc xanh xao, suy nhược.

   Viêm nhiễm hậu môn:

  Đại tiện ra máu, tiết dịch nhầy sẽ khiến cho vùng hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt. Tạo điều kiện với môi trường ẩm cho vi khuẩn phát triển và sinh sôi, từ đó sẽ lây lan và tấn công làm viêm loét, sưng tấy và ngứa ngáy hậu môn

   Mắc phải nhiều biến chứng nguy hiểm:

  Lỡ loét hậu môn, ung thư trực tràng, nhiễm khuẩn đường sinh dục (thường gặp ở phái nữ, bởi có cấu tạo “cô bé” nằm gần hậu môn)… Ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người bệnh.

Các cách xử lý an toàn bằng phương pháp dân gian

  Qua những thông tin về nguyên nhân, và mức độ nguy hiểm tiềm ẩn từ tình trạng đi tiêu ra máu như đã được đề ra phía trên. Khi bệnh nhân phát hiện dấu hiệu bất thường trong lúc đi đại tiện bị chảy máu, cần áp dụng những phương pháp như sau để khắc phục tình trạng ở bản thân:

   Sử dụng rau diếp cá:

Rau diếp cá có tác dụng tiêu viêm và kháng khuẩn giúp ngăn ngừa trĩ tốt

Rau diếp cá có tác dụng tiêu viêm và kháng khuẩn giúp ngăn ngừa trĩ tốt

  Rau diếp cá được xem là khắc tinh của những căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, trực tràng – hậu môn. Với những tác dụng như thanh nhiệt, khử độc, tiêu viêm, sát khuẩn, giảm sưng và kích thích tiêu hóa.

  Vì thế, đây được xem là loại thực vật được nhiều chuyên gia khuyến khích sử dụng khi bản thân mắc phải triệu chứng đi ngoài ra máu, táo bón, bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn…

  Cách thực hiện:

  100g rau diếp cá mang đi ngâm nước muối pha loãng, sau đó cho vào máy xay nhuyễn loại bỏ xác và giữ lại phần nước để uống 1 ngày 2 lần sáng và tối.

  Kiên trì sử dụng cách thức này, sẽ giúp bệnh nhân thấy được tình trạng đại tiện ra máu ngày một thuyên giảm. Ngoài ra, có thể làm tăng khả năng phòng ngừa bệnh trĩ.

Xem thêmKinh nghiệm chữa bệnh trĩ ngoại bằng rau diếp cá

   Trị đi ngoài ra máu bằng ngải cứu:

  Trong y học cổ truyền, ngải cứu được xem là một vị thuốc quý có tác dụng chữa được nhiều bệnh. Trong những dạng bệnh khác nhau, thì những bệnh án liên quan đến vùng trực tràng – hậu môn như trĩ, táo bón, đi cầu ra máu… Cũng sẽ được cải thiện đáng kể bằng ngải cứu.

  Cách thực hiện:

  Ngải cứu mang đi rửa rạch và ngâm qua nước muối để được diệt khuẩn. Mang đi giã nát và đắp vào hậu môn. Để yên trong vòng 30 phút và đi vệ sinh sạch sẽ.

   Dùng rau sam chữa đại tiện chảy máu:

  Rau sam có tác dụng trị nóng trong người, giải độc, kích thích lưu thông máu, tiêu viêm, nhuận tràng, lợi tiểu, đi cầu ra máu…

  Cách điều trị đi ngoài ra máu bằng rau sam tại nhà khá đơn giản, bạn hãy đem giả nát rau sam để chắt lấy nước. Sau đó pha thêm lượng đường hoặc mật ong để tạo độ ngọt dễ uống, sử dụng mỗi ngày 1 lần.

   Lưu ý: Rau sam có tính hàn, không thích hợp để dùng cho những đối tượng mắc phải đại tiện ra máu là phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu, người có tỳ vị hư hàn hoặc đang bị tiêu chảy.

  Với những kiến thức được cung cấp đầy đủ như trên, mong rằng các quý đọc giả đã có thể hiểu hơn về những nguyên nhân gây nên tình trạng đại tiện ra máu và cách xử lý đơn giản tại nhà với các phương pháp dân gian đơn giản.

Khắc phục tình trạng đại tiện ra máu hiệu quả tại Đa Khoa TPHCM

Khắc phục tình trạng đại tiện ra máu hiệu quả tại Phòng Khám Đa Khoa TPHCM Rạch Giá

   Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ phù hợp đối với những bệnh nhân thuộc giai đoạn bệnh nhẹ hay vừa khởi phát. Còn lại, những cá nhân khi mắc phải bệnh đạt đến mức độ nặng, nên khẩn trương đến ngay Phòng Khám bệnh Trĩ TPHCM để được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và điều trị kịp thời. Giúp bệnh nhân có thể tránh được nhiều biến chứng tai hại như ung thư hậu môn, apxe hậu môn, trĩ cấp độ 4... Làm ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân, mà còn đe dọa đến tình mạng người bệnh.

         Qua những thông tin trên về bệnh lý "Khi đại tiện ra máu cần xử lý như thế nào" đã cung cấp cho các bạn có thêm những thông tin kiến thức thức cần thiết và bổ ích. Nếu còn thắc mắc gì chưa hiểu rõ thì hãy liên hệ ngay đến số Hotline: (0286) 2857 515 của phòng khám các chuyên gia sẽ tư vấn online trực tiếp và miễn phí rõ hơn về vấn đề. Ngoài ra các bạn cũng có thể đến trực tiếp Phòng Khám Đa Khoa TPHCM Kiên Giang tọa lạc số 267 Nguyễn TPHCM, Phường Vĩnh Lạc, TP Rạch Gía, Kiên Giang các bạn sẽ chuyên khoa sẽ thăm khám trực tiếp rõ hơn về bệnh lý.

Lưu ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám đa khoa Hồng Cường. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028.7307.0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.
(*)Lưu ý: Hiệu quả điều trị tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.