Mọi điều bạn cần biết về bệnh trĩ nội

Đánh giá: 10,0/ 10 ( 1 lượt)
Ngày đăng: 11-08-2017 - Lượt xem: 3096

  Tỉ lệ mắc bệnh trĩ, nhất là bệnh trĩ nội đang ngày càng tăng cao ở nước ta. Tuy nhiên, những kiến thức cơ bản về bệnh lý này thì không phải ai cũng nắm rõ. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, bác sĩ chuyên khoa tại Phòng Khám Đa Khoa TPHCM có sẽ thông tin thêm về căn bệnh nguy hiểm này.

Tóm tắt nội dung
Thế nào là trĩ nội?
Biểu hiện bệnh như thế nào?
Những nguyên nhân gây bệnh trĩ nội phổ biến
Trĩ nội gây ra những tác hại nào?
Bị bệnh trĩ nội khi mang thai nguy hiểm như thế nào?
Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nội tại nhà
Ở Kiên Giang, chữa bệnh trĩ nội ở đâu để không tái phát?

Thế nào là bệnh trĩ nội?

  Bệnh trĩ hay còn gọi là bệnh lòi dom, chỉ tình trạng căng giãn quá mức của đám rối tĩnh mạch xung quanh hậu môn. Bệnh trĩ được chia thành: bệnh trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.

  Các tĩnh mạch ở trong ống hậu môn - trực tràng bị căng giãn quá mức là lí do khiến bệnh trĩ nội hình thành. Ở giai đoạn đầu, các búi trĩ sau khi sa ra ngoài có thể tự co lại được. Tuy nhiên, bệnh càng để lâu thì khả năng tự động thụt vào trong của búi trĩ không còn.

  Trĩ nội không những ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt hàng ngày mà còn gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí tính mạng người bệnh.

the nao la benh tri noi

Trĩ nội hình thành bên trong ống hậu môn - trực tràng

Khi bị bệnh trĩ nội, người bệnh có những biểu hiện nào?

  Bệnh trĩ nói chung và trĩ nội nói riêng không loại trừ khả năng mắc bệnh của bất cứ đối tượng nào. Do đó, nắm vững được những triệu chứng bệnh trĩ nội giúp chúng ta sớm phát hiện cũng như có biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả.

  Trĩ nội trải qua 4 giai đoạn phát triển bệnh. Qua từng giai đoạn sẽ có những dấu hiệu nhận biết bệnh riêng. Dưới đây là biểu hiện trĩ nội qua 4 cấp độ bệnh:

  Cấp độ 1: Búi trĩ mới hình thành trong ống hậu môn với biểu hiện chủ yếu là chảy máu tươi, máu dính lẫn trong phân hoặc giấy vệ sinh; gây đau đớn và cảm giác khó chịu, nhất là khi đại tiện.

  Khi tiến hành nội soi hậu môn – trực tràng sẽ thấy niêm mạc hậu môn xuất hiện nhiều nốt to nhỏ khác nhau, mềm và có màu đỏ; khi dùng tay kiểm tra, ta sẽ thấy các nốt mụn trên niêm mạc rất mềm, niêm mạc mỏng hơn bình thường.

  Trĩ cấp độ 1, các búi trĩ vẫn nàm bên trong hậu môn, chưa bị sa ra ngoài. Nếu tiến hành chữa trị bệnh ngay từ lúc này thì giảm thiểu được rất nhiều biến chứng nguy hiểm cũng như quá trình điều trị trở nên dễ dàng.

khi bi benh tri noi nguoi benh co nhung bieu hien nao

Trĩ nội độ 1, búi trĩ chưa bị sa bên ngoài hậu môn

  ► Cấp độ 2: Trĩ nội độ 2 là biểu hiện nặng hơn của độ 1. Người bệnh trĩ nội cấp độ 2 sẽ thấy búi trĩ phát triển lớn hơn rõ rệt. Khi đại tiện, búi trĩ lộ ra ngoài hậu môn, có màu đỏ tím; sau khi đại tiện xong thì búi trĩ tự động thụt vào trong lại.

  Tình trạng chảy máu từ búi trĩ có thể nhiều hay ít tùy vào cơ địa mỗi người; tại chỗ búi trĩ chảy máu sẽ hình thành viêm nhiễm. Vùng hậu môn lúc này thường xuyên tiết dịch có màu vàng, gây ngứa và đau đớn.

  ► Cấp độ 3: Trĩ nội khi đã bước sang giai đoạn này nếu không điều trị gấp, bệnh nhân sẽ phải chịu đau đớn, khó chịu nhiều hơn, ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như sức khỏe.

  Trĩ nội cấp độ 3 có búi trĩ sa ra bên ngoài hậu môn, không thể tự co lại, người bệnh phải dùng tay ấn thì búi trĩ mới quay về vị trí ban đầu. Tình trạng viêm nhiễm nặng khiến cơ thể ngày càng mệt mỏi, thân nhiệt cao, có biểu hiện chán ăn…

khi bi benh tri noi nguoi benh co nhung bieu hien nao

Trĩ nội độ 3 với búi trĩ sa ra bên ngoài, không thể tự co lại

  ► Cấp độ 4: Đây là giai đoạn phát triển cuối cùng của bệnh trĩ nội với tình trạng cực kì nguy hiểm và nghiêm trọng. Bước vào giai đoạn này, những cơn đau đớn càng thêm rõ rệt, máu chảy nhiều, có màu đỏ sậm.

  Các búi trĩ lộ hẳn ra ngoài hậu môn, không thể tự thu lại, dùng tay nhét vào bên trong cũng không có tác dụng. Búi trĩ ngày càng lớn khiến đại tiện khó khăn, ngăn cản quá trình lưu thông máu, gây nghẹt hậu môn, có thể biến chứng nguy hiểm.

khi bi benh tri noi nguoi benh co nhung bieu hien nao

Bốn cấp độ phát triển của bệnh trĩ nội

Những nguyên nhân gây bệnh trĩ nội phổ biến

  Bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa TPHCM cho biết, bệnh trĩ nội hình thành do cự căng giãn quá mức của các tĩnh mạch ở vùng hậu môn – trực tràng. Do đó, nếu thường xuyên có những thói quen dưới đây thì khả năng cao bạn sẽ bị bệnh trĩ nói chung.

  ➽  Căng thẳng kéo dài

  Khi bị căng thẳng thường xuyên và kéo dài, não sẽ sinh ra một chất gây áp lực lên toàn bộ cơ thể. Chất này khiến cơ thể mệt mỏi, hệ tiêu hóa bị ức chế, sự co giãn cơ ở vùng hậu môn bị giảm sút và là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ, trong đó có trĩ nội.

  ➽  Lười vận động

  Lười vận động là một trong những lí do mắc bệnh trĩ nội. Khi cơ thể không vận động thường xuyên, lượng máu lưu thông chậm dẫn đến việc một số cơ quan không nhận được đủ máu, dẫn đến độ đàn hồi, co thắt cũng bị suy giảm và hậu môn không tránh khỏi tình trạng này, lâu ngày sẽ bị bệnh trĩ.

nhung nguyen nhan gay benh tri noi pho bien

Trĩ nội hình thành do thói quen lười vận động

  ➽  Bị táo bón và tiêu chảy quá lâu

  Trĩ nội hình thành cũng có thể xuất phát từ chứng táo bón kinh niên hoặc tiêu chảy nhiều ngày. Hiện tượng này khiến cho búi trĩ có điều kiện sa ra ngoài, nếu không sớm điều trị, bệnh sẽ chuyển nặng, búi trĩ không thể tự co lên được.

  ➽  Uống ít nước

  Cơ thể người có đến 80% là nước. Nước có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu đến các cơ quan trong cơ thể. Nếu cơ thể không được cung cấp đủ nước sẽ gây nên nhiều chứng bệnh về hệ tiêu hóa, khiến cho việc co bóp hậu môn yếu, lâu ngày sẽ dẫn đến bệnh trĩ nội.

  ➽  Thực đơn ít chất xơ

  Các bữa ăn trong ngày ít chất xơ, ăn ít rau quả rất dễ bị táo bón, làm quá trình đại tiện khó khăn, có thể dẫn đến bệnh trĩ nếu kéo dài tình trạng này.

nhung nguyen nhan gay benh tri noi pho bien

Thực đơn ít chất xơ là nguyên nhân gây trĩ nội

  ➽  Mang thai và sinh con

  Phụ nữ mang thai, nhất là khoảng thời gian gần cuối thai kì, trọng lượng thai nhi lớn đã dồn sức nặng lên vùng xương chậu, gây áp lực cho vùng hậu môn khiến các tĩnh mạch bị chèn ép gây bệnh trĩ nội.

  Trong lúc chuyển dạ, thai phụ phải dùng đến rất nhiều sức để đưa em bé ra ngoài khiến các tĩnh mạch một lần nữa bị tác động mạnh, là nguyên nhân khiến bệnh trĩ nội hình thành.

  ➽  Tuổi tác

  Bệnh trĩ nói chung và trĩ nội nói riêng không từ một đối tượng nào, bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh. Tuy nhiên, tỉ lệ người cao tuổi mắc phải căn bệnh này cũng không hề nhỏ.

  Nguyên nhân của tình trạng này là ở người cao tuổi, hệ tiêu hóa kém, các cơ ở khu vực hậu môn bị suy giảm chức năng, gây nên hiện tượng táo bón, dần dần sẽ phát triển thành trĩ.

  ➽  Đứng hoặc ngồi quá lâu

  Do đặc thù công việc, nhiều người phải thường xuyên ngồi một chỗ hoặc đứng quá lâu trong thời gian dài. Điều này đã gây áp lực xuống hậu môn – trực tràng, gây cản trở máu lưu thông, các tĩnh mạch bị tắc nghẽn, gây bệnh trĩ nội.

nhung nguyen nhan gay benh tri noi pho bien

Đặc thù công việc phải ngồi lâu 1 chỗ là lí do mắc bệnh trĩ nội

  ➽  Thường xuyên làm việc nặng

  Những người thường xuyên mang vác các vật nặng sẽ gây áp lực từ vùng ổ bụng xuống hậu môn khiến tĩnh mạch suy yếu, là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội.

Trĩ nội gây ra những tác hại nào?

  ✥  Ảnh hưởng sinh hoạt

  Những triệu chứng do trĩ nội mang lại như: cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, đau đớn do búi trĩ ngày càng lớn, trĩ sa, chảy máu… khiến người bệnh thiếu tự tin, lo lắng, khó tập trung, tác động đến chất lượng công việc cũng như các hoạt động hàng ngày.

  ✥  Giảm ham muốn tình dục

  Một tác hại của bệnh trĩ nội mà không phải ai cũng có thể nhìn thấy là chất lượng tình dục bị suy giảm. Khi cơ thể phải đối diện những biểu hiện của trĩ nội, bệnh nhân không còn thấy hứng thú trong chuyện “yêu”, lâu dần ảnh hưởng đến đời sống tình dục, tình cảm vợ chồng và có thể gây vô sinh.

  ✥  Thiếu máu, suy giảm trí nhớ

  Bệnh trĩ nội khiến người bệnh thường xuyên bị chảy máu tươi, nhiều trường hợp máu chảy thành dòng. Nếu để tình trạng này kéo dài, chảy máu nhiều sẽ dẫn đến cơ thể bị mất máu, thiếu máu lên não, gây đau đầu, giảm thị lực, suy giảm trí nhớ.

tri noi gay ra nhung tac hai nao

Mất nhiều máu do bệnh trĩ khiến cơ thể mệt mỏi, suy giảm trí nhớ

  ✥  Viêm nhiễm hậu môn

  Viêm nhiễm hậu môn là hậu quả của bệnh trĩ nội kéo dài. Khi mắc bệnh, hậu môn thường xuyên bị chảy dịch, chảy máu, gây ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm loét, nguy cơ cao bị Apxe hậu môn.

  Viêm nhiễm hậu môn do trĩ nội nếu không sớm điều trị sẽ dẫn đến viêm nhiễm các cơ quan lân cận như: viêm âm đạo, viêm niệu đạo, viêm bao quy đầu…

  ✥  Gây ung thư trực tràng

  Trĩ nội nếu kéo dài thời gian tiếp nhận chữa trị sẽ biến chứng sang ung thư trực tràng, không những ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn đe dọa tính mạng người bệnh.

Bị bệnh trĩ nội khi mang thai nguy hiểm như thế nào?

  Bệnh trĩ gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của người bệnh. Vậy, bị bệnh trĩ nội khi mang thai nguy hiểm như thế nào? Bên cạnh gây khó khăn trong sinh hoạt, trĩ nội còn có những hậu quả nguy hiểm như:

  ➮ Ảnh hưởng thai nhi

  Trĩ nội gây nên hiện tượng chảy máu kéo dài, dẫn đến thiếu máu. Với người mang thai, nếu thiếu máu sẽ gây hoa mắt, chóng mặt; làm cho thai nhi không được hấp thu đầy đủ dinh dưỡng, dẫn đến trẻ thiếu cân, nguy cơ sinh non, thậm chí sảy thai, nguy hiểm tính mạng thai phụ.

  ➮ Ảnh hưởng tâm lý

  Bệnh trĩ nội khi mang thai gây nên nhiều khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt và di chuyển, thêm vào đó là nỗi lo bệnh tật khiến chị em rơi vào trạng thái bế tắc, mệt mỏi, suy nhược, có thể gây sảy thai và sinh non.

bi tri noi khi mang thai nguy hiem nhu the nao

Trĩ nội khi mang thai khiến thai phụ thường xuyên mệt mỏi, lo lắng

  ➮ Tắc nghẽn hậu môn

  Các búi trĩ ngày càng phát triển với kích thước lớn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây tắc nghẽn và sưng đau dữ dội.

  Bên cạnh đó, do sức đề kháng của phụ nữ mang thai yếu hơn bình thường, do đó rất dễ bị viêm nhiễm hậu môn, Apxe hậu môn… do dịch nhờn tiết ra từ búi trĩ bị tổn thương.

Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nội tại nhà

  Để không trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của bệnh trĩ nói chung và trĩ nội nói riêng, chúng ta cần phải:

  ✓  Chế độ dinh dưỡng hợp lý

  Nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trĩ nội là táo bón. Do đó, giảm thiểu nguy cơ gây táo bón là cách hiệu quả để ngăn ngừa mắc bệnh trĩ.

  Để làm được điều này, người bệnh cần thay đổi thói quen ăn uống, cân đối lại khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày, bổ sung nhiều thực phẩm có chất xơ, ăn nhiều các loại rau củ quả như: mồng tơi, rau diếp cá, chuối, khoai lang...

  Bên cạnh đó, hạn chế các loại thức ăn nhanh, thức ăn cay, nóng vì rất có hại cho hệ tiêu hóa, dễ bị táo bón và bệnh trĩ.

  ✓  Uống nhiều nước

  Uống nhiều nước cũng là một trong những cách làm hiệu quả để phòng ngừa bệnh trĩ nội tại nhà. Nước có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, giúp đường ruột được bôi trơn và làm mềm phân, hạn chế được nguy cơ mắc trĩ nội.

phong ngua va ho tro dieu tri benh tri noi tai nha

Uống nhiều nước để giảm thiểu nguy cơ bị trĩ nội

  ✓  Kiểm soát cân nặng

  Tăng cân, béo phì là tác nhân khiến tỉ lệ mắc bệnh trĩ nội đang ngày càng tăng cao. Do đó, kiểm soát được cân nặng sẽ giúp giảm áp lực của cơ thể xuống vùng hậu môn – trực tràng, là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.

  ✓  Giữ vệ sinh sạch sẽ

  Hậu môn là nơi chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Nếu không vệ sinh khu vực hậu môn sạch sẽ thì khả năng gây viêm nhiễm, sưng tĩnh mạch và sinh ra trĩ nội là điều có thể.

  Do đó, mỗi người cần ý thức tốt vấn đề vệ sinh cá nhân đúng cách: chùi rửa hậu môn từ trước ra sau, dùng khăn hoặc giấy mềm để chùi rửa…

  ✓  Tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ

  Thói quen đi vệ sinh đúng giờ giúp hệ tiêu hóa làm việc nhịp nhàng, tránh tình trạng phân di chuyển khó khăn trong đường ruột cần phải dùng nhiều đến sức, hạn chế được tác nhân gây bệnh trĩ nội.

  Bên cạnh đó, việc hỗ trợ điều trị trĩ nội tại nhà bằng một số cách dân gian như:

  ✓  Hỗ trợ chữa trị trĩ nội bằng lá diếp cá: Nhiều người mắc bệnh trĩ thường rỉ tai nhau cách hỗ trợ chữa trị bệnh tại nhà bằng lá diếp cá. Lá diếp cá sau giã có thể hòa với nước nóng để rửa hoặc đắp lên búi trĩ tổn thương.

phong ngua va ho tro dieu tri benh tri noi tai nha

Dùng rau diếp cá để hỗ trợ chữa trĩ nội khi búi trĩ đã sa ra ngoài

  ✓  Hỗ trợ chữa bệnh bằng lá thiên lý non: Lá thiên lý non rửa sạch, giã nát rồi băng bó lại chỗ búi trĩ sa sẽ có hiệu quả trong chữa trị bệnh trĩ nội

  ✓  Hỗ trợ chữa bệnh trĩ bằng lá cây sung: Một cách khác được nhiều người bệnh truyền tai nhau khi muốn hỗ trợ chữa trị trĩ nội tại nhà là dùng lá sung nấu nước để rửa hậu môn.

Ở Kiên Giang, chữa bệnh trĩ nội ở đâu để không tái phát?

  Ở Kiên Giang, nếu có nhu cầu tìm kiếm một địa chỉ chuyên khoa chữa bệnh hậu môn – trực tràng hiệu quả, nhất là chữa bệnh trĩ nội để không tái phát, bệnh nhân hãy tìm đến Phòng Khám Đa Khoa TPHCM, tại địa chỉ 267 Nguyễn TPHCM, phường Vĩnh Lạc, thành phố Rạch Giá.

  Với những thế mạnh vượt trội, Đa Khoa TPHCM chắc chắn giúp bệnh nhân lấy lại niềm tin cũng như sức khỏe:

  ✧ Đội ngũ y, bác sĩ chuyên khoa Hậu môn – Trực tràng có trình độ cao, giàu kinh nghiệm, sẽ trực tiếp thăm khám và hỗ trợ điều trị, giúp bệnh nhân nhanh chóng thoát khỏi những rắc rối do bệnh mang lại.

  ✧ Phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nội tiên tiến, nhiều ưu điểm: an toàn, hiệu quả, không tái phát. Phòng khám căn cứ vào tình trạng bệnh mà đưa ra phương pháp hỗ trợ cụ thể: phương pháp nội khoa và ngoại khoa.

  ✧ Trang, thiết bị y tế hỗ trợ khám và chữa bệnh được nhập khẩu từ nước ngoài, vô trùng, không gây tổn thương.

  ✧ Cơ sở vật chất hiện đại, khang trang, an toàn và kín đáo, thích hợp để khám và chữa trị các bệnh thầm kín.

  ✧ Chi phí chữa trị bệnh trĩ nội đã được cơ quan chức năng kiểm duyệt và thông qua, được bệnh nhân và người nhà đã và đang khám, chữa trị tại đây đánh giá hợp lí với điều kiện kinh tế.

  ✧ Phòng khám đảm bảo mọi thông tin bệnh nhân cung cấp trong quá trình tiếp nhận tư vấn hay khám, chữa bệnh đều tuyệt đối bí mật.

  Trên đây là những thông tin hữu ích cần thiết về bệnh trĩ nội. Nếu cần được giải đáp miễn phí các thắc mắc khác, vui lòng gọi cho chúng tôi theo số {so} hoặc {nhapvao}

  

Lưu ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám đa khoa Hồng Cường. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028.7307.0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.
(*)Lưu ý: Hiệu quả điều trị tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.