5 nguy hiểm đe dọa tử cung sau sinh và cách phòng ngừa

Đánh giá: 10,0/ 10 ( 1 lượt)
Ngày đăng: 24-10-2017 - Lượt xem: 10836

  Dân gian ta từng có câu nói “Gái chửa cửa mả” ý chỉ những nguy hiểm luôn rình rập, ảnh hưởng sức khỏe và tính mạng thai phụ và thai nhi trong quá trình mang thai. Dẫu vậy, sau sinh con, nữ giới vẫn có thể đối diện với những nguy hiểm đe dọa từ tử cung. Đừng bỏ qua nội dung bài viết bên dưới bởi những thông tin hữu ích mà nó mang lại.

Những nguy hiểm ảnh hưởng tử cung sau khi sinh

  Một vài những nguy hiểm dưới đây ở tử cung do bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp chị em có cái nhìn toàn diện hơn trong việc chăm sóc sức khỏe sau sinh con:

   Sa dạ con (tử cung)

  Hiện tượng sa dạ con chỉ tình trạng dạ con sa thấp xuống âm đạo, xảy ra ở những trường hợp phụ nữ sau khi sinh con, đặc biệt là những bà mẹ làm việc nặng nhọc hoặc bà mẹ từng sinh con nhiều lần hay nữ giới mang thai khi ngoài 40 tuổi.

  Dấu hiệu để nhận biết thai phụ sau sinh bị sa dạ con là đau khi quan hệ, rối loạn tiểu tiện, tiểu són, đau mỏi lưng, khí hư bất thường và có cảm giác tại âm đạo có vật gì đó bị làm phồng ra gây khó chịu. Tình trạng sa dạ con nếu nhẹ thì dạ con nằm gần vị trí âm đạo gây khó chiu, trường hợp nặng sẽ tụt hẳn ra ngoài âm đạo, có thể dẫn đến viêm nhiễm và lở loét.

Hình ảnh minh họa cho tình trạng sa tử cung (sa dạ con)

Hình ảnh minh họa cho tình trạng sa tử cung (sa dạ con)

   Đờ tử cung

  Đờ tử cung sau sinh là một hiện tượng tử cung không co hồi lại được như kích thước và vị trí gần như ban đầu, không tạo ra được khối cầu an toàn dẫn tới tình trạng chảy máu cấp tính hay còn gọi băng huyết. Nếu lượng máu chảy ra nhiều hơn 300ml do đờ tử cung, sản phụ sẽ có các triệu chứng như choáng, nhức đầu, chóng mặt; nhiều trường hợp nếu không xử lý kịp thời sẽ gây tai biến và dẫn đến tử vong.

  Để nhận biết sớm nguy hiểm này, chị em và gia đình có thể thông qua các dấu hiệu như: chảy máu ngay khi vừa sổ thai và sổ nhau, xuất huyết có thể từ từ hoặc ồ ạt, dạng loãng hoặc dạng máu cục đỏ tươi, dẫn đến băng huyết.

   Ứ dịch tử cung

  Những mảnh vụn của lớp niêm mạc tử cung, cục máu đông từ vết thương nơi nhau thai bám vào trước đó, phần sót lại nước ối và chất dịch tiết từ vết thương ở cổ tử cung và âm đạo trong quá trình sổ thai nếu không được đẩy ra ngoài hết sẽ bị dồn ứ lại trong lòng tử cung.

  Khi có các biểu hiện sau đây, cần đưa sản phụ đến ngay cơ sở chuyên khoa: tử cung co hồi chậm, cảm giác đau bụng dưới, sản dịch mùi hôi, thân nhiệt cao, lạnh run, cương sữa…

Ứ dịch tử cung tuyệt đối không được chủ quan

Ứ dịch tử cung tuyệt đối không được chủ quan

   Viêm cổ tử cung sau sinh

  Viêm cổ tử cung sau sinh là nỗi lo thường trực của nhiều chị em phụ nữ sau sinh. Nguyên nhân của tình trạng này thường do quá trình sinh đẻ hay thực hiện thủ thuật can thiệp tử cung tại những cơ sở không đảm bảo vệ sinh vô trùng hoặc vệ sinh vùng kín sau sinh không sạch sẽ dẫn đến viêm nhiễm.

  Phát hiện được viêm cổ tử cung sau sinh qua những triệu chứng bất thường như: đau vùng bụng dưới, sản dịch ra nhiều kèm mùi hôi khó chịu, cơ thể mệt mỏi, suy nhược thường xuyên…

   Viêm lộ tuyến cổ tử cung sau sinh

  Tế bào tuyến kênh cổ tử cung lộ ra ngoài do quá trình sinh đẻ bị nhiễm khuẩn là nguyên nhân gây bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung. Ngoài ra, do yếu tố thay đổi nội tiết trong cơ thể, mất cân bằng môi trường âm đạo cũng là nguyên nhân khiến nữ giới sau sinh mắc phải căn bệnh này.

  Chị em cần được cung cấp thông tin để nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh giúp cho việc can thiệp điều trị bệnh được kịp thời như: dịch âm đạo tiết ra nhiều, mùi hôi khó chịu, vùng kín ngứa ngáy, ẩm ướt…

  

Hướng dẫn cách chăm sóc an toàn cho tử cung phụ nữ sau sinh

  Để ngăn ngừa nguy cơ mắc phải những nguy hiểm tại tử cung cho phụ nữ sau sinh, bác sĩ chuyên khoa Sản – Phụ khoa tại phòng khám có những chia sẻ sau đây:

   Uống thuốc

  Sau khi sản phụ về nhà, bác sĩ chuyên khoa thường sẽ kê đơn thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau để giảm bớt cơn đau vùng khâu tầng sinh môn do bị cắt trong lúc sổ thai; các loại thuốc bổ để tái tạo hồng cầu và giúp cầm máu, làm giảm bớt lượng máu đã mất đi theo sản dịch ra ngoài. Chị em nên uống thuốc đúng giờ, không tự ý ngưng thuốc hay mua thuốc bên ngoài về uống

Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

   Về dinh dưỡng

  Chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn hậu sản rất quan trọng. Sản phụ nên ăn nhiều thịt, cá,trứng sữa…để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể; ăn thức ăn đã nấu chín, không ăn các loại đồ sống và thức ăn lạnh; cần chú trọng các thực phẩm giúp ra sữa nhiều cũng như nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể.

   Về nghỉ ngơi

  Để lấy lại sức khỏe tốt sau sinh cũng như hạn chế các nguy cơ mắc các bệnh lý tử cung, các bà mẹ nên nghỉ ngơi nhiều, ngủ đủ giấc khoảng 7 – 8 tiếng/ngày.

Sản phụ nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi sau khi sinh

Sản phụ nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi sau khi sinh

   Vệ sinh thân thể

  Đây là việc vô cùng quan trọng trong thời kì hậu sản, chị em nên chú ý vệ sinh vùng kín mỗi ngày 2 lần, nên đóng băng vệ sinh ở tuần đầu sau sinh để thấm hút hết sản dịch, giảm nguy cơ viêm nhiễm và lây lan đến tử cung.

   Khám ngay khi có biểu hiện

  Nếu có bất cứ bất thường nào xảy ra ở cơ thể, sản phụ cần được gia đình đưa ngay đến cơ chuyên khoa để được thăm khám và phát hiện nguy hiểm kịp thời, nhanh chóng.

>> Xem thêm: Xét nghiệm viêm cổ tử cung ở đâu chính xác << 

  Với những vấn đề bổ ích đã được cập nhật như trên. Nếu quý độc giả vẫn còn nhiều thắc mắc, xin vui lòng liên hệ đến sô Hotline: (0286) 2857 515 hoặc nhấp vào ô tư vấn trực tuyến để được tư vấn miễn phí cùng các chuyên khoa giỏi. 

Lưu ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám đa khoa Hồng Cường. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028.7307.0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.
(*)Lưu ý: Hiệu quả điều trị tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.